Đảo lốp là việc mà bạn sẽ thay đổi vị trí của lốp ô-tô từ vị trí này sang vị trí khác, nhằm đảm bảo việc mòn đều giữa các lốp xe khác nhau của chiếc xe. Một bộ lốp xe bị mài mòn đều sẽ có thời gian sử dụng lâu hơn so với một bộ lốp xe mòn “lệch”. Những chiếc lốp quá mòn sẽ phải thay, trong khi các lốp chưa quá mòn sẽ lại có chênh lệch về độ mòn so với một lốp mới lắp.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đén việc bị mòn không đều giữa các lốp xe là độ nặng nhẹ khác nhau của các trục xe. Chỉ trừ một số trường hợp khá đặc biệt (xe đua, xe thể thao hiệu suất cao) thì tỉ lệ phân bổ khối lượng là 50/50 giữa 2 trục trước sau, đại bộ phận xe hơi có động cơ đặt trước. Do đó, thì phần trục trước thường chịu tải nặng hơn trục sau.
ĐẢO LỐP CHÍNH XÁC SẼ GIÚP AN TOÀN, TĂNG TUỔI THỌ LỐP
Với các xe có dẫn động cầu trước, 2 bánh xe trước vừa làm nhiệm vụ dẫn động, vừa làm nhiệm vụ điều hướng cho xe. Và vì thế mà 2 bánh xe trước thường sẽ nhanh mòn hơn 2 bánh sau.
Thêm một lý do nữa, ở các nước có mạng lưới giao thông đi về phía tay phải như Việt Nam, những lần đánh lái, vào cua bên tay phải thường sẽ gắt hơn vào cua trái. Đồng thời, khi họ đánh lái phải, bánh xe bên trái sẽ trải qua một hành trình dài hơn bánh xe bên phải nên bánh xe bên tay trái cũng thường mòn nhanh hơn bánh xe phải.
Với bánh xe bên phải, sự mài mòn lại thường xuyên diễn ra thêm ở mặt bên của lốp do sự va chạm với vỉa hè khi đỗ xe, trong khi mặt bên của lốp trái lại hầu như không có hao mòn này.
KHÔNG ĐẢO LỐP ĐỊNH KỲ SẼ DỄ DẪN TỚI TÌNH TRẠNG HAO MÒN QUÁ NHIỀU CỦA MỘT SỐ LỐP XE
Thông thường
, thì các nhà sản xuất xe hơi khuyến nghị việc đảo lốp sau mỗi 5.000 – 10.000 km tùy theo loại lốp. Để đơn giản hơn thì quý bạn đọc có thể lấy con số trung bình 7.500 km hoặc đảo lốp mỗi khi thay dầu máy hoặc theo chỉ dẫn riêng của nhà sản xuất. Không đảo lốp định kỳ sẽ dẫn tới tình trạng hao mòn của một số lốp xe, có thể gây ra một số vụ nổ lốp khi lưu thông ở tốc độ cao hoặc gây mất lái trong điều kiện đường trơn trượt.
CÁC BƯỚC ĐẢO LỐP XE
Bước 1: Kiểm tra bề mặt các lốp, áp suất, độ mòn
Khi đảo lốp cũng cần nên kiểm tra bằng mắt thường bề mặt và má lốp, kiểm tra các vết phồng rộp. Nếu bề mặt lốp lộ lớp bố thì nên thay luôn bộ lốp mới.
Bước 2: Cân bằng động của lốp
Lốp và vành xe khi được sản xuất sẽ có những sai số, khiến cho trọng lượng sẽ phân bổ không đều trên toàn bộ bề mặt, có những điểm sẽ nhẹ hơn chỗ khác chỉ khoảng vài gam. Sự sai khác này khiến lốp quay không đều quanh trục, xe bị rung. Vì vậy, cần phải cân bằng động và gắn những miếng chì vào nơi bị nhẹ trên vành xe để lốp xe được cân bằng.
Bước 3: Đảo lốp theo phương án cho xe dẫn động cầu trước
Hai bánh trước chuyển thẳng xuống bánh sau. Hai bánh sau đổi chéo lên trước.
Đặc biệt lưu ý đối với những loại lốp bố tỏa tròn (Radial), có hoa lốp dẫn hướng một chiều, thì chỉ đảo giữa lốp trước và lốp sau. Không được đảo lốp trái sang lốp phải hoặc ngược lại. Không dùng lốp dự phòng tạm thời dùng đảo lốp.
Sau khi thực hiện đảo lốp
, hãy chắc chắn các lốp sau và trước bơm đúng giá trị tiêu chuẩn và siết chặt các đai ốc.
Trong bất kỳ điều kiện nào, bạn cũng không nên sử dụng phương pháp lẫn lộn giữa lốp mảnh chéo và lốp mảnh hướng tâm (lốp Radial). Điều này có thể cho làm xe bạn khó điều khiển, gây tai nạn nghiêm trọng.
Bước 4: Cân chỉnh độ chụm các bánh xe
Theo như khuyến cáo của các chuyên gia hay các nhà sản xuất, trung bình bạn cũng nên đảo lốp sau mỗi 8.000 đến 10.000 km, hoặc sớm hơn nếu phát hiện bị mòn bất thường.
Đảo lốp chính xác sẽ giúp an toàn, tăng cường tuổi thọ lốp và có thể giúp tiết kiệm khoảng 3% nhiên liệu.
Qua bài viết trên thì các bạn cũng đã hiểu tầm quan trọng của việc đảo lốp và có cách đảo lốp sao cho phù hợp nhất. Hy vọng các bạn sẽ có nhiều cách bảo dưỡng lốp xe tốt nhất.
#VỏXeTínNghĩa
#daolopxedinhky